Ngày đăng tin: 18/08/2020 4:08:54 CH
Thông tin hướng dẫn các dạng thuốc viên không được nhai, nghiền, bẻ
Uống thuốc có thực sự đơn giản? Thông thường, thuốc dùng đường uống là dạng thuốc dễ sử dụng. Người bệnh có thể tự uống thuốc mà không cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Tuy nhiên, một số đối tượng gặp khó khăn khi uống thuốc dạng rắn. Đó là: Người già; Trẻ nhỏ; Người bệnh đặt ống sond dạ dày; Người có vấn đề về nuốt khó ( Do hóa trị liệu; đột qụy; parkinson; giảm tiết dịch nước bọt…). Khi đó, người bệnh thường sẽ nhai, nghiền, bẻ nhỏ viên thuốc hoặc bóc mở dạng viên nang để cho dễ nuốt.
Việc làm này dẫn đến một số rủi ro như sau:
 
-       Phá vỡ cấu trúc bào chế của thuốc, thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ), có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây độc tính, tăng tác dụng không mong muốn.
-       Gây kích ứng đường tiêu hóa.
-       Bộc lộ mùi vị khó chịu của dược chất.
-       Phân tán bột thuốc vào không khí, gây kích ứng hoặc tạo nguy cơ về sức khỏe cho những người bị phơi nhiễm.
-       Giảm độ ổn định của thuốc.
-       Mất bột thuốc trong qúa trình nghiền thuốc, cung cấp liều điều trị không đủ đem lại hiệu qủa lâm sàng.
 
Có 5 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.
        1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài
        2. Thuốc bao tan trong ruột
        3. Thuốc ngậm dưới lưỡi
        4. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu
        5. Thuốc viên sủi
Vì sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền ?
Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.
Có những dạng thuốc viên nào không được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ?
Có 5 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.
1. Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài
Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài.
Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Dấu hiệu nhận biết: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt trong Bảng 1.
Ví dụ một số biệt dược có ở BV có các kí hiệu trên: GLUCOPHAGE XR (metformin), SaVi Trimetazidine MR (trimetazidin), Adalat LA (nifedipin), DUSPATALIN RETARD (mebeverine).
Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: AGGRENOX (aspirin and dipyridamole), PENTASA (mesalamine), PLENDIL (felodipine), NITROMINT (nitroglycerin).
Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

Bảng 1: Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài
Kí hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
LA Long acting Tác dụng kéo dài
CR Controlled release Phóng thích có kiểm soát
CD controlled delivery Phóng thích có kiểm soát
SR Sustained release Phóng thích chậm
XL/XR Extended release Phóng thích kéo dài
SA Sustained action Tác dụng kéo dài
DA Delayed action Tác dụng kéo dài
MR Modified release Tác dụng kéo dài
ER Extended release Tác dụng kéo dài
PA Prolonged action Tác dụng kéo dài
Retard Retard Chậm
 
 
2. Thuốc bao tan trong ruột
Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.
Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton NEXIUM (esomeprazole), OVAC (omeprazole) hoặc PARIET (rabeprazole); hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8).
Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.
3. Thuốc ngậm dưới lưỡi
Thuốc được bào chế nhằm mục đích giải phóng dược chất ở khoang miệng và được hấp thu trực tiếp vào máu thông qua hệ thống mao mạch phong phú dưới lưỡi. Thuốc đi thẳng vào hệ tuần hoàn chung và không bị chuyển hóa bước một qua gan.
 
Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc. Trong thực tế lâm sàng người ta đặt dưới lưõi một số thuốc chống cơn đau thắt ngực như nitroglycerin, isosorbid dinitrat, nifedipin (Ạdalat), thuốc chống co thắt phế quản như isoprenalin, một sô hormon. Ví dụ như thuốc SORBITRATE (isosorbide dinitrate), ERGOMAR (ergotamine)…
.
4. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như ZINNAT (cefuroxim), REMERON (mirtazapine) hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như FOSAMAX (alendronate). Các thuốc: BETAPEN-VK (Penicillin V), CIPRO (ciprofloxacin), CEFTIN (cefuroxime), DESYREL (trazodone), EQUANIL (meprobamate), BERBERIN (berberin) là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.

Bảng 5:  Danh mục thuốc không được nghiền và bẻ tại BV ĐK TX KY ANH  
Hoạt chất Biệt dược  
1. Thuốc giải phóng kéo dài  
Metformin Glucophage XR, Panfor SR  
Trimetazidin Savi Trimetazidine 35 MR, Vastarel MR  
Gliclazid Crondia 30 MR, Diamicron MR  
Glimepiride + Metformin Perglim M-2  
Nifedipin Cordaflex, Adalat LA  
Metformin hydrochloride Panfor SR-500  
Trimetazidinedihydrochloride Trimpol MR 35 mg  
Nitroglycerin Nitromint  
Trimetazidime Vastarel MR 35 mg  
Perindopril Savidopril 4 mg  
indapamid + amlodipin Natrixam  
2. Thuốc bao tan ở ruột  
Omeprazole Ovac-20  
Rabeprazole HAPPI, Pariet  
Esomeprazole Nexium  
3. Thuốc ngậm dưới lưỡi  
Chất ly giải vi khuẩn đông khô Immubron  
Nifedipin Adalat  
4. Thuốc viên sủi  
Paracetamol + Codein Panalganeffer codein  
Calci carbonat + vitamin D3 Calci-D Hasan  
Paracetamol Panalganeffer 500  
5. Thuốc rất đắng, mùi khó chịu  
Berberin, Mộc hương Antesik  
Ciprofloxacin Ciprofloxacin 500 mg  
Amoxicillin Paraverix 500 mg  
Metronidazol Metronidazole 250 mg  
Acetaminophen 500 mg Tatanol  
Cefuroxim Zinnat 500 mg  

 
Top